Ở phía cuối cầu vồng
Ngày 30 tháng 8 năm 2012

Khi bạn ngước nhìn lên bầu trời đêm, có lẽ bạn nghĩ rằng không gian là một nơi không có màu sắc gì cả, chỉ toàn là màu đen, một vài chấm trắng và chỉ chút xíu màu đỏ nếu bạn may mắn. Nhưng nếu chúng ta nhìn sâu hơn chúng ta sẽ nhìn thấy có cả đủ màu sắc cầu vồng. Thực tế, không gian có nhiều màu sắc hơn là mắt chúng ta có thể nhìn thấy được đấy!

Bạn có lẽ đã nghe cụm từ ‘ánh sáng nhìn thấy được’. Đó là cụm từ chúng ta gọi phạm vi màu sắc mà con người có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ánh sáng nhìn thấy được chỉ là một phần cực nhỏ trong toàn bộ dải ánh sáng. Vì thế các nhà thiên văn học đã xây dựng những kính thiên văn đặc biệt có thể nhìn thấy những thứ mà mắt thường không nhìn thấy đó! Để có được bức ảnh này, ba kính thiên văn đã được sử dụng để thu những loại ánh sáng khác nhau.

Nếu như bạn theo dõi thường xuyên trên Space Scoop, bạn có thể nhận ra vật thể trong bức ảnh này từ bài "Những bong bóng bay trong Thiên hà chúng ta”. Đây chính là ‘Siêu bong bóng’, một đám mây khí và bụi được thổi thành hình chiếc nhẫn bởi những ngôi sao hoạt động mạnh mẽ ở trung tâm.

Bạn có thể nhìn thấy được các ngôi trẻ nóng cháy ở trung tâm của Siêu bong bóng chứ? Chúng được chụp bởi một trong ba kính thiên văn bằng tia X, được tô màu xanh. Tia X chứa rất nhiều năng lượng, vì thế khi chúng ta quan sát Vũ Trụ bằng tia X, chúng ta có thể nhìn thấy những ngôi sao nóng nhất và những vụ nổ mạnh mẽ nhất.

Tia hồng ngoại được phát ra bởi những vật thể nguội hơn nhiều so với các ngôi sao. Ví dụ như, con người có thể tự phát ra tia hông ngoại! Trong bức ảnh này, tia hồng ngoại cho chúng ta thấy khí gas lạnh hơn và bụi của Siêu bong bóng, được tô màu đỏ. Phần này của bức ảnh được chụp bởi kính thiên văn thứ hai. Phần còn lại của bức ảnh có màu vàng, nó cho chúng ta thấy những ánh sáng nhìn thấy được. Có những phần của bức ảnh chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nếu chúng ta đến đủ gần!

Cool Fact

Bạn có thể đang sử dụng một số loại ánh sáng mà bạn không thể nhìn thấy mỗi ngày. Giống như bộ điều khiển từ xa, bạn có biết nó sử dụng tia hồng ngoại để giao tiếp với TV của bạn không? Hãy thử thí nghiệm của UNAWE tại nhà và bạn có thể nhìn thấy tận mắt đấy!

This Space Scoop is based on a Press Release from Chandra X-ray Observatory .
Chandra X-ray Observatory
Image
Print Friendly Version

Bạn còn tò mò không? Hãy tìm hiểu...

Space Scoop là gì?

Khám phá thêm về thiên văn học

Inspiring a New Generation of Space Explorers

Những người bạn Space Scoop

Liên hệ