Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, nhưng nó đủ nhẹ để nổi trên mặt nước nếu chúng ta có thể tìm thấy một bể nước đủ lớn để giữ nó!
Sao Thổ (Thổ tinh) là một trong những thế giới đẹp nhất trong Hệ Mặt Trời vì hình dạng tuyệt đẹp của những chiếc nhẫn bao quanh hành tinh. Nó xa Mặt Trời hơn nhiều so với Trái Đất, do đó chuyến hành trình vòng quanh Mặt Trời của nó dài hơn nhiều. Bởi vì một năm là thời gian để một hành tinh xoay quanh một vòng quanh Mặt Trời, năm của Sao Thổ dài hơn nhiều so với một năm của Trái Đất. Trong thời gian Sao Thổ hoàn thành một hành trình quanh Mặt Trời thì 30 năm đã trôi qua trên Trái Đất chúng ta đấy!
Các nhà thiên văn học thấy rằng cứ mỗi năm Sao Thổ - tức là 30 năm Trái Đất – một cơn bão khổng lồ xảy ra trong bầu khí quyển thường ngày rất bình lặng. Nhà thiên văn học Leigh Fletcher đang làm việc tại Đại Học Oxford ở Vương quốc Anh là một thành viên của nhóm những nhà thiên văn học đang nghiên cứu về một cơn bão trên Sao Thổ kể từ khi nó lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 vừa qua.
Đây chỉ là cơn bão thứ 6 trên Sao Thổ được nhìn thấy từ trước tới nay. Điều khiến cho cơn bão này trở nên đặc biệt hơn thường lệ vì có một tàu không gian tên là Cassini hiện nay đang bay quanh Sao Thổ ở một vị trí tuyệt vời để quan sát cơn bão. Nhóm các nhà thiên văn học đang nghiên cứu những hình ảnh được gửi về bởi Cassini cũng như quan sát qua một kính thiên văn cực mạnh trên Trái Đất được gọi là Kính Thiên Văn Vĩ Đại (Very Large Telescope)
Nhà thiên văn Leigh Fletcher nói rằng cơn bão đã ‘tạo nên một vụ phun trào khổng lồ cuồng bạo và phức tạp từ các đám mây sáng’. Nó cũng làm cho một vài khu vực trên đám mây của Sao Thổ nóng hơn bình thường – điều mà các nhà thiên văn học chưa từng thấy bao giờ.
Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, nhưng nó đủ nhẹ để nổi trên mặt nước nếu chúng ta có thể tìm thấy một bể nước đủ lớn để giữ nó!