Tung phá tự do từ kén sâu vũ trụ
Ngày 15 tháng 5 năm 2012

Trong phim truyện, những anh hùng và kẻ ác sẽ bị văng ra sau một cú va chạm. Đó là do có dải sóng năng lượng rất mạnh, còn gọi là sóng xung kích. Trong vũ trụ cũng xảy ra điều tương tự như vậy, ấy là khi một ngôi sao bùng nổ trong một vụ nổ “siêu tân tinh”.

Sóng xung kích từ vụ nổ “siêu tân tinh” thoát ra ngoài ngôi sao trước vụ nổ, sẽ bị hấp thụ lại bởi màng khí và bụi bọc bên ngoài ngôi sao. Nó sẽ đốt cháy khí để phát ra các tia X mà các nhà thiên văn học có thể chụp được bằng kính thiên văn đặc biệt ở ngoài vũ trụ, giống như bức ảnh ở đầu bài.

Các nhà thiên văn học đã chụp 2 bức ảnh về đám mây bụi và khí phát sáng rực rỡ này và được thực thiện cách đây 1 năm. Bằng việc so sánh 2 bức ảnh X-ray, các nhà thiên văn học cho rằng sóng xung kích cuối cùng đang dần thoát ra từ đám mây. Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học tìm thấy bằng chứng qua bức ảnh X-ray về sóng xung kích đang tung phá tự do từ cái kén bụi và khí của nó!

Cool Fact

Trong bức ảnh này, sóng xung kích từ vụ nổ “siêu tân tinh” đã đốt cháy tầng khí với một nhiệt độ kinh khủng: 100,000,0000C.

This Space Scoop is based on a Press Release from Chandra X-ray Observatory .
Chandra X-ray Observatory
Image
Print Friendly Version

Bạn còn tò mò không? Hãy tìm hiểu...

Space Scoop là gì?

Khám phá thêm về thiên văn học

Inspiring a New Generation of Space Explorers

Những người bạn Space Scoop

Liên hệ