Hạt bụi lóa mắt
Ngày 16 tháng 11 năm 2011

Bụi chỉ là những vật chất bẩn và không có ý nghĩa gì cả, phải không bạn? Thực ra, trong không gian, bụi là một nguyên liệu quan trọng để tạo ra các ngôi sao đấy!

Các nhà thiên văn học thường nói các ngôi sao là những khối cầu khí khổng lồ, thế nhưng chúng cũng chứa rất nhiều bụi nữa. Hãy nhìn vào bức ảnh mới đầy ấn tượng, một khu vực trong không gian nơi mà các ngôi sao được sinh ra bên trong, được gọi là Tinh Vân Carina. Bạn có thể thấy vùng màu cam sặc sỡ chiếm lĩnh hầu hết bức ảnh – và chúng chỉ là bụi mà thôi đó!

Không giống như các phần tử khí, bụi không được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các ngôi sao, nhưng nếu không có nó chúng có lẽ không được sinh ra. Đó là bởi vì các ngôi sao chỉ có thể hình thành khi vật chất trong vùng hình thành sao đủ dày đặc. Đó là nơi mà các hạt bụi giúp đỡ - chúng giúp tăng thêm khối lượng cho các ngôi sao.

Có một vài khu vực trong Tinh vân Carina đủ đặc để hình thành các ngôi sao mới trong vài triệu năm nữa. Tuy vậy, các ngôi sao khổng lồ được tìm thấy trong Tinh vân này có thể giúp kéo nhiều phần tử khí và bụi lại với nhau hơn.

Những ngôi sao khổng lồ phát ra các luồng gió cực mạnh có thể thổi vật chất lại với nhau – giống như lá cây hay rác gom lại với nhau trong công viên vào những ngày gió. Các ngôi sao khổng lồ cũng kết thúc cuộc sống của mình qua các vụ nổ khủng khiếp được gọi là các vụ nổ siêu tân tinh, mà có thể ép các vật chất lại với nhau cho một quá trình hình thành sao mới bắt đầu!

Cool Fact

Tổng khối lượng của khí và bụi trong Tinh vân Carina gấp khoảng 140000 lần so với Mặt Trời của chúng ta đó!

This Space Scoop is based on a Press Release from ESO .
ESO
Image
Print Friendly Version

Bạn còn tò mò không? Hãy tìm hiểu...

Space Scoop là gì?

Khám phá thêm về thiên văn học

Inspiring a New Generation of Space Explorers

Những người bạn Space Scoop

Liên hệ