Xin đừng tắt nhạc nhé!
Ngày 15 tháng 8 năm 2012
Bạn có biết âm thanh ta nghe thấy trên Trái đất này chính là sự rung động của không khí? Nhưng điều đó không có nghĩa vũ trụ là một nơi im ắng kì lạ chỉ vì ngoài đó không có không khí. Đó là bởi vì không khí là tổng hợp của nhiều loại khí khác nhau và có rất nhiều đám mây khí ngoài vũ trụ có thể rung động và truyền âm thanh.
Vậy là chúng ta đã biết âm thanh được truyền đi như thế nào trong không gian, nhưng chúng từ đâu ra? Câu trả lời là những vật thể mạnh - chúng giải phóng ra nhiều năng lượng đủ để làm các khối khí rung động.
Ví dụ như các hố đen, không chỉ ngấu nghiến vật chất, chúng còn giải phóng nhiều dòng năng lượng rất mạnh. Các nhà thiên văn biết rằng hố đen nằm giữa một tập hợp thiên hà tên là cụm thiên hà Pơ-xi-ớt (Perseus) đủ mạnh để tạo ra các âm thanh rất trầm.
Nhà thiên văn học Rai-ân Phô-ly (Ryan Foley) nói: “Chúng tôi nghĩ rằng có thể tìm thấy những âm trầm này trong mọi cụm thiên hà”. Tuy nhiên, Rai-ân còn là thành viên của một nhóm các nhà thiên văn - họ vừa mới quan sát một cụm thiên hà rất yên ắng tên là Phượng hoàng (ở trong hình đầu bài). Điều đó có nghĩa là không phải cụm thiên hà nào cũng tạo ra âm thanh, hay nói cách khác là thỉnh thoảng nhạc lại bị tắt!
Image
Print Friendly Version
Bạn còn tò mò không? Hãy tìm hiểu...
Space Scoop là gì?
Khám phá thêm về thiên văn học
Inspiring a New Generation of Space Explorers
Những người bạn Space Scoop